Các nhà đầu tư mong đợi Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ thông báo kết thúc việc mua trái phiếu sớm hơn dự kiến và có thể đưa ra những manh mối về thời điểm sẽ nâng lãi suất trong năm tới. Ngoài Fed, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Norges (của Na Uy), tất cả đều có các quyết định chính sách trong vài ngày tới.

Bitcoin lao dốc khi vàng và USD tăng nhẹ

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin giảm 4,7% lúc kết thúc ngày 13/12 theo giờ Việt Nam, xuống 47.787 USD, sau khi có thời điểm trong cùng ngày tăng vọt lên trên 50.000 USD. Ether cũng giảm 5,3% xuống 3.915 USD.

Giá vàng phiên này tăng nhẹ trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi các cuộc họp của các ngân hàng trung ương, sẽ diễn ra trong tuần này.

Giá vàng giao ngay kết thúc ngày 13/12 theo giờ Việt Nam tăng 0,3% lên 1.786,95 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 0,2% lên 1.787,90 USD.

"Thực tế là không ai mong đợi việc tăng lãi suất trong tuần này bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào cũng đang "hỗ trợ giá vàng" bằng việc bơm nhiều tiền ra thị trường. Song trừ khi Fed thông báo tăng lãi suất ngay lập tức trong quý tới, nếu không thì giá vàng có thể vượt ngưỡng 1.800 USD vào cuối năm nay, ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho biết

v-vngp-1639463133.jpeg

Michael Hewson, chuyên gia phân tích thị trường thuộc CMC Markets UK, cho rằng: "Trong ngắn hạn và trung hạn, vàng sẽ không bứt phá khi chúng ta luôn tin tưởng vào mức độ tăng tốc (giảm thắt chặt chính sách) của Fed và liệu họ có thực sự ‘diều hâu’ trong tuyên bố của mình hay không". Mặc dù vàng được coi là biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng việc tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Trong bối cảnh chu kỳ tăng lãi suất bắt đầu, ngân hàng Commerzbank dự báo giá sẽ ở mức 1.900 USD vào cuối năm 2022, thấp hơn khoảng 200 USD so với dự báo trước đây.

Ảnh hưởng đáng kể đến các loại tiền tệ

Đồng euro giảm giá do được coi là loại tiền tệ dễ bị tổn thương bởi việc Mỹ tăng lãi suất cũng như dự đoán Fed sẽ thắt chặt chính sách nhanh hơn so với ECB – ngân hàng vẫn đang giữ thái độ ôn hòa.

Chỉ số Dollar index – so sánh đồng bạc xanh với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt - tăng 0,2% lên 96,286. Đồng euro đã giảm 0,3% xuống 1,1285 USD. So với đồng yên, USD cũng tăng 0,1% lên 113,525 JPY.

"Trong khi các thị trường đã chuyển sang tin rằng Fed, với chủ trương quyết liệt trong việc theo đuổi lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, sẽ giảm kích thích kinh tế nhanh hơn dự kiến, thì vẫn có một số khả năng Fed sẽ gây bất ngờ trong tuần này", Shaun Osborne, giám đốc chiến lược ngoại hối của ngân hàng Scotiabank ở Toronto, cho biết.

Theo ông Osborne: "Thái độ ‘diều hâu’ của Fed có khả năng tương phản với thái độ ôn hòa của ECB và BoJ." Điều đó khiến một số nhà phân tích tin rằng việc USD tăng trong những tuần gần đây vốn đã là yếu tố cho thấy có nhiều động lực thúc đẩy đồng tiền này tăng trong ngăn hạn.

Kamakshya Trivedi, người phụ trách bộ phận tỷ giá toàn cầu và chiến lược đối với các thị trường mới nổi của Goldman Sachs cho biết: "Tôi không cho rằng USD sẽ tăng giá trong năm tới", "Chẳng hạn như nếu giá hàng hóa tăng hơn nữa và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc khả quan thì USD có thể giảm trở lại sau đợt tăng mạnh mẽ vừa qua".

Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này ngày càng tăng do chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng trên diện rộng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế để.

Chỉ số CPI của Mỹ tháng 11 đã tăng 0,8%, khi tăng 0,9% vào tháng 10, đưa lạm phát trong 12 tháng tính đến tháng 11 tăng 6,8%, sau khi tăng 6,2% vào tháng 10.

Mazen Issa, chiến lược gia tiền tệ cấp cao thuộc TD Securities: "Có nỗi lo ngại rằng lạm phát có thể sẽ cao hơn những con số trên một chút."

Với chỉ số đô la tăng gần 7% tính đến thời điểm hiện tại, ông Issa thừa nhận rằng việc các ngân hàng trung ương ở nước ngoài có vẻ ít hiếu chiến hơn Fed thì USD ắt phải tăng giá.

Ông Issa nói: "Sẽ khó có thể làm cho đồng USD giảm tăng giá khi mà lạm phát dự báo sẽ tăng cao ít nhất đến đầu quý 2 năm tới. Đó thực sự là thách thức lớn".

Đồng bảng Anh kết thúc ngày 13/12 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 1,3247 USD, sau khi Thủ tướng Boris Johnson hôm 12/12 cho biết nước Anh phải đối mặt với "làn sóng Omicron dữ dội". Hôm 13/12, ông Johson cho biết ít nhất một người đã chết ở Anh do biến thể mới nhất.

Đồng franc Thụy Sĩ giảm so với đồng đô la, kết thúc ngày 13/12 tăng 0,1% lên 0,9219 franc, trong khi đồng euro giảm 0,1% xuống 1,0410 franc.

Biến động của đồng franc diễn ra khi tiền gửi ở Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng vào tuần trước, cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang thực hiện những bước đi quyết định đầu tiên để chống lại sự gia tăng giá trị của đồng franc so với các loại tiền tệ đối thủ lớn của Thụy Sỹ, đặc biệt là đồng euro.

Theo dữ liệu từ SNB, tổng tiền gửi không kỳ hạn (bao gồm các khoản tiền gửi khác bằng đồng franc Thụy Sĩ) đã tăng vọt lên 722,718 tỷ franc, từ mức 720,336 tỷ franc cách đây một tuần, mức tăng mạnh nhất kể từ 20/5.

Để ngăn ngừa đồng franc tăng giá quá mạnh – hiện cao nhất kẻ từ khi bắt đầu đại dịch, SNB được dự kiến sẽ nâng lãi suất trong kỳ họp sẽ diễn ra vào thứ Năm tuần này (16/12).

Đồng franc tăng quá mạnh có thể khiến SNB sẽ can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối để làm suy yếu đồng franc, theo đó SNB mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại để bù đắp cho những đồng fracn mới ra đời.

Karsten Junius, nhà kinh tế học thuộc J.Safra Sarasin, khối lượng ngoại hối SNB mua vào có thể cao hơn mức tăng 2,4 tỷ franc tiền gửi, vì người dân thường rút tiền ra trong mùa Giáng sinh.

Ông Junius nói: "SNB không cảm thấy thoải mái với tốc độ tăng tỷ giá hối đoái mà chúng ta đã thấy gần đây. Đặc biệt, việc franc di chuyển xuống dưới 1,04 EUR-CHF và tiến sát mức 1,03 cho thấy CHF có thể sắp vượt qua ngưỡng quan trọng. Ông dự kiến SNB sẽ can thiệp mạnh mẽ hơn vào thị trường tiền tệ và trong những tuần tới đồng franc có thể tiến sát mức 1,03 CHF/USD.