Trong năm nay, VPBank đạt lợi nhuận kỷ lục và giá cổ phiếu tằng tằng đi lên. Đến thời điểm này, giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi, thì việc bán FE Credit được nhắc lại, có lẽ các anh lái cổ muốn dùng chuyện này để “bốc” VPB lên tiếp chăng? Nếu bán thật có lẽ anh Ngô Chí Dũng sẽ gia nhập team tỷ phú đô la nhỉ!

Ai quan tâm đến tài chính ngân hàng đều biết đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank như một ngôi sao nổi lên mạnh mẽ trong khối Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Ai không quan tâm thì có lẽ cũng biết đến FE Credit - công ty cho vay tiêu dùng do Vpbank nắm cổ phần chi phối.

VPBank đã lên kế hoạch bán FE Credit - từ năm 2017. Tuy nhiên, ngân hàng này đã hủy bỏ kế hoạch do tại thời điểm đó, FE Credit được gọi là gà đẻ trứng vàng, đóng góp một nửa lợi nhuận. Những năm sau, khi NHNN siết chặt quy định liên quan tới cho vay tiêu dùng thì chuyện bán ‘gà đẻ” đi luôn được nói đến.

Trong năm nay, VPBank đạt lợi nhuận kỷ lục và giá cổ phiếu tằng tằng đi lên. Đến thời điểm này, giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi, thì việc bán FE Credit được nhắc lại, có lẽ các anh lái cổ muốn dùng chuyện này để “bốc” VPB lên tiếp chăng?

Đây, trong báo cáo phân tích của công ty chứng khoán VNDirect, các anh này cho rằng việc bán cổ phần FE Credit tại thời điểm này là hợp lý. Một đối tác chiến lược nước ngoài với FE Credit có thể cải thiện chi phí vốn của doanh nghiệp và giúp kiểm soát rủi ro. Thương vụ này sẽ kết hợp được nguồn lực giữa FE Credit và đối tác chiến lược, từ đó củng cố vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu các công ty tài chính tiêu dùng trong khu vực sở hữu hoạt động kinh doanh và phân khúc sản phẩm tương tự, VNDirect đánh giá FE Credit có thể đạt được mức P/BV mục tiêu 3,5 – 4,0 lần (mức thấp nhất trong các doanh nghiệp khu vực có ROE tương đương) cho thương vụ chiến lược này, tương đương định giá công ty đạt 2,3 – 2,6 tỷ USD.

Nguồn vốn tăng thêm sẽ đem lại nhiều phương án sử dụng, như thúc đẩy quy mô cho vay của ngân hàng mẹ, đầu tư vào ngân hàng điện tử,...

Chủ tịch Ngô Chí Dũng liệu có muốn thành tỷ phú đô la nhờ sự tăng giá của VPB không? Hãy chờ xem.

Thực tế những năm gần đây, FE Credit chỉ chiếm 1/3 lợi nhuận ròng hợp nhất của VPBank. Vào tháng 11/2019, NHNN đã ban hàng Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định cho vay cá nhân không thế chấp (cho vay bằng tiền mặt) không được phép vượt quá 70% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của một công ty tài chính, kể từ năm 2021. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống 60% vào năm 2022, 50% vào năm 2023 và 30% vào năm 2024.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến phân khúc khách hàng đại chúng, vốn là trọng tâm của công ty tài chính tiêu dùng này.

FE Credit đã thành công trong việc tận dụng sự bùng nổ của thị trường tài chính tiêu dùng giai đoạn đầu. Dù chính thức gia nhập thị trường tiêu dùng muộn hơn so với các đối thủ, công ty cho vay tiêu dùng này đã nhanh chóng chiếm được thị phần bằng chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ. FE Credit đã duy trì vị thế dẫn đầu trong giai đoạn 2015 – 2020, với tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2015 – 2019 đạt tăng trưởng kép 34%, chiếm gần 50% thị phần giai đoạn này.

Theo VNDirect, tiềm năng tăng giá cổ phiếu VPB bao gồm lợi suất tài sản tốt hơn mong đợi và tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc bán tối đa 49% cổ phần của FE Credit với mức định giá cao hơn dự kiến cho các nhà đầu tư chiến lược.