Trong số các mệnh giá tiền đang lưu hành ở Mỹ, mệnh giá 2 USD được phát hành ít hơn các mệnh giá khác. Phát hành ít không phải bởi nó là tiền may mắn, mà thực tế theo quan niệm của nhiều người Mỹ tờ 2 USD lại là ĐỒNG TIỀN CỰC KỲ XUI XẺO.

Căn nguyên của suy nghĩ này là: số 2 (con nhị trong bài bạc) còn được gọi là Deuce - Deuce tiếng lóng mang nghĩa: "Ma Quỷ" hoặc "điều tai hại, rắc rối". Chính vì vậy, các tay cờ bạc thường xé hoặc cắt một góc của đồng 2 USD khi họ nhận được đồng tiền này để tránh mọi bất hạnh có thể đến với mình.

img-3671-1731912439.jpeg
 

Những bồi bàn và lễ tân còn có tục lệ hôn lên, hay giả vờ hôn lên đồng 2 USD để tránh xui xẻo mỗi khi nhận được nó. Không chỉ các con bạc, bồi bàn, lễ tân…những người hành nghề hoodoo (một loại ma thuật dân gian trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi) cũng thấy sự xui xẻo trong tờ tiền này. Vì thế, họ quan niệm rằng, để thoát khỏi điềm xấu thì phải xé một góc của tờ tiền và giấu nó vào trong túi. Nên không có gì ngạc nhiên khi ở Mỹ, người ta hay nhìn thấy những tờ tiền 2 USD bị cắt ở một, có khi cả bốn góc. Thậm chí, nhiều người còn viết lên tờ tiền chữ “Return to me” (hãy trở lại với tôi) trước khi đưa nó vào lưu thông để tránh sự đen đủi. Còn đối với người La Mã cổ đại, tháng 2 là tháng cúng kiến người đã khuất nên họ chọn tháng này làm "tháng xui xẻo" của năm.

Còn nói về quan niệm của người Châu Á, thực tế chưa thấy có quốc gia châu Á nào quan niệm 2 USD là tiền may mắn cả. Ngược lại, 2 USD có màu xanh lục, theo quan niệm của người Đài loan - Trung Quốc, màu sắc này bị cho là biểu tượng của sự ốm yếu, xanh xao, bệnh tật và thiếu may mắn nên đầu năm mới họ đặc biệt kiêng kỵ, không lì xì cho nhau những tờ tiền có màu này. Đặc biệt ở Campuchia, nếu ai đã có dịp đến đất nước này thì sẽ thấy người dân ở đó rất kỵ nhận 2 USD (đặc biệt là những tờ phát hành sau năm 1976), mà chỉ dùng mệnh giá này trong phúng điếu đám tang. Bởi theo họ, khi quay ngược mặt sau tờ tiền và để ra xa chút, sẽ có cảm giác như nhìn thấy những cái đầu lâu, nó gợi lại nỗi buồn về nạn diệt chủng Pol Pot. 

Vậy tại sao ở Việt Nam, người ta lại coi đó là tiền may mắn ? Cục dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) phát hành mệnh giá 2 USD vốn là để cho đủ cơ số tiền tệ 1-2-5-10-20-50-100, nhưng bởi quan niệm về sự xui xẻo của tờ tiền này nên nhiều người Mỹ từ chối nhận nó, do đó số lượng tiền 2 USD chất lượng tốt còn tồn dư ở các ngân hàng bên Mỹ rất nhiều. Dân buôn Việt Nam đổi tiền 2 USD, thậm chí đổi hẳn hàng cọc rất dễ dàng. Nhưng nhập về, chẳng nhẽ nói là tiền xui xẻo thì ai mua. Để bán được hàng, họ mới tung tin 2 USD phát hành ít nên là tiền may mắn, sau đó còn bịa ra chuyện có vụ tai nạn máy bay, người sống sót duy nhất nhờ cầm tờ 2 USD 1976 cầu nguyện, thực tế thì làm gì có nguồn tin chính thống từ những tờ báo uy tín nào kiểm chứng điều đó. 

"Một đồn mười, mười đồn trăm", đúng như lời Paul Joseph Goebbels – Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền của Đức Quốc xã, cánh tay phải của Adolf Hitler từng nói: “điều dối trá nếu đủ lớn và được lặp đi lặp lại trong 1 thời gian đủ dài thì rồi ai ai cũng sẽ tin vào nó” và "cú lừa thế kỷ" 2 USD may mắn là một ví dụ điển hình. Rất nhiều người Việt Nam bị dắt mũi hàng chục năm nay vẫn quan niệm 2 USD là tiền may mắn, vẫn bỏ cả đống tiền "mồ hôi nước mắt" ra mua những tờ 2 USD xưa cũ xì với giá cắt cổ để nhét ví, mừng tuổi, tặng sếp...mà đâu có biết rằng ở ngay chính quốc gia phát hành ra tờ tiền này người ta vốn coi nó là tiền xui xẻo, chỉ có dân buôn là mừng, cười khẩy vì đã "chăn được một đống gà mờ". 

Giờ đây, liệu các bạn còn muốn đem tặng "điều tệ hại, rắc rối, xui xẻo..." đến cho những người thân yêu của mình không ?

-----------------------

Tham khảo thêm: https://www.snopes.com/business/money/twodollar.asp