Một phát minh mới, một công ty bỗng nhiên trị giá tỷ đô, một AI thay đổi ngành - nhưng rồi ngày hôm sau, tất cả biến mất khỏi dòng tin.

Thế giới này không thiếu tin tức. Nhưng lại hiếm những người có thể biến thông tin thành cảm xúc.

coldfusion-ke-lai-the-gioi-theo-cach-chua-ai-ke-1745472991.jpg

Và đó là lý do vì sao ColdFusion lại đặc biệt đến vậy.

Kể chuyện như làm nhạc: sâu, mượt, và gây nghiện

Khi lần đầu xem một video ColdFusion, mình tưởng đâu đang xem… một bộ phim tài liệu HBO.

Nhạc nền mơ màng. Giọng kể chậm rãi, ấm và trầm như đài BBC giữa đêm. Từng góc quay, lời dẫn, hình ảnh và mọi thứ phối hợp như thể bạn đang bước vào một hành trình.

Không phải để học. Mà để cảm.

Về sự điên rồ của Theranos.

Về cú bẻ lái của Netflix.

Về giấc mơ chưa trọn của Nikola Tesla, hay thiên tài lặng thầm như Jaron Lanier.

Bạn không cần là dân IT, cũng chẳng cần biết về tài chính hay AI. Chỉ cần bạn tò mò về thế giới, ColdFusion sẽ đưa bạn đi - như một người bạn thông minh kể chuyện quanh lửa trại.

5 triệu người theo dõi không đến từ may mắn

Kênh YouTube của ColdFusion hiện có hơn 5,01 triệu subscribers - một con số ấn tượng cho một kênh không theo trend, không giật tít, không scandal.

Họ đã đăng hơn 527 video, thu hút hơn 519 triệu lượt xem tổng cộng.

Và dù ra video không quá thường xuyên, kênh vẫn tăng trưởng ổn định mỗi tháng với hàng chục nghìn người theo dõi mới.

Thu nhập ước tính? Từ $16.9K - $50.7K mỗi tháng, theo SocialBlade - đủ để sống thoải mái, nhưng quan trọng hơn là… để tiếp tục kể chuyện một cách độc lập.

Điểm đặc biệt? Không phải ở chuyện mới mà là cách kể chuyện cũ

Dagogo Altraide: người đứng sau ColdFusion từng nói:

“Bạn không cần sáng tạo điều gì mới. Bạn chỉ cần biết kể lại điều cũ theo cách không ai từng làm.”

Và đúng thật. ColdFusion không cần “độc quyền thông tin”.

Họ chỉ cần độc đáo trong góc nhìn.

Thay vì kể "sự kiện", họ kể con người.

Thay vì nói "điều gì xảy ra", họ hỏi: vì sao nó xảy ra?

Thay vì nói "đây là sự thật", họ để khán giả cảm nhận sự thật.

CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG… không nằm ở độ mới mẻ của chủ đề.

Mà nằm ở trải nghiệm bạn tạo ra.

ColdFusion là minh chứng rằng:

Bạn không cần “lên trend” để nổi bật.

Bạn chỉ cần chọn đúng góc nhìn và kể lại nó bằng cả trái tim.

Nếu bạn đang làm nội dung...

Hãy tự hỏi:

Mình đang kể chuyện - hay chỉ đang đưa thông tin?

Mình đang kết nối - hay chỉ trình bày?

Hãy xem lại một video của ColdFusion.

Và thử học cách họ hô biến một ý tưởng phức tạp… thành một trải nghiệm đáng nhớ.

Vì đôi khi, thế giới không cần thêm thông tin.

Mà cần những người kể lại nó, theo cách đáng nhớ hơn.

Nguồn: Nguyễn Văn Huân