Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Hôm ngày 4/5 tại hội thảo về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu Bộ trưởng đã nói “Dứt khoát không mua bán điện mặt trời mái nhà”.

Cũng tại Hội thảo trên, Bộ trưởng Công Thương cho biết trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không nối lưới quốc gia sẽ không giới hạn phát triển. Còn nếu nối lưới sẽ không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (2.600 MW).

Ông Diên khẳng định: Không cần đề cập đến câu chuyện giá 0 đồng, mà “dứt khoát không có hoạt động mua bán điện mặt trời mái nhà” ở thời điểm này cho cả 2 hình thức trên.

dut-khoat-khong-mua-ban-dien-mat-troi-mai-nha-1714969359.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nói “Dứt khoát không mua bán điện mặt trời mái nhà”

Cũng nhiều thông tin được Bộ trưởng Công thương nói ra trong hội thảo. Như nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong giai đoạn hiện nay sẽ dẫn tới phát triển ồ ạt, khó kiểm soát và gây mất cân đối cơ cấu nguồn điện, gây áp lực lên hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Còn theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, hầu như các hộ lắp điện mặt trời mái nhà đều có nhu cầu mua điện, ngoài phần tự phát, nhu cầu nối lưới là hợp lý, tự nhiên. Do đó, việc không chấp nhận cho điện mặt trời mái nhà đấu nối làm cho các hệ thống điện thì phải lắp bộ chống phát ngược (zero export) dẫn đến lãng phí xã hội, đồng thời tạo ra nhiều bất lợi về kỹ thuật và khả năng vận hành lâu dài của các hệ thống điện mặt trời.

Hiện nay, hầu hết các nước khi chuyển dịch năng lượng xanh, họ đều ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Các nhà máy lớn của nhiều công ty đa quốc gia đang xây dựng tại Việt Nam như Pepsico, Samsung đều mong muốn được dùng năng lượng tái tạo cụ thể là điện áp mái.

Ngoài những lợi ích mà điện mặt trời áp mái mang lại, việc phát triển điện mặt trời lượng công suất hấp thụ lớn cũng gặp phải một số thách thức do cơ chế và nhiều rào cản về kỹ thuật.