Samsung toàn cầu năm vừa rồi đạt 220 tỷ USD doanh thu, lợi nhuận sau thuế vọt lên hơn 25 tỷ USD, tăng tận 122% nhờ cắt giảm chi phí, quản lý tốt giá vốn. Nhưng cái khiến tôi quan tâm nhất vẫn là vai trò cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong bức tranh đó.

Tôi nghĩ ít người để ý, nhưng hiện Samsung có 6 nhà máy ở Việt Nam (cộng thêm một trung tâm R&D to đùng ở Hà Nội), nhưng báo cáo lần này chỉ nhắc đến 4 nhà máy sản xuất chính: Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP.HCM.

samsung-chi-rieng-4-nha-may-o-viet-nam-da-mang-ve-60-ty-usd-doanh-thu-tuc-hon-14-tong-doanh-thu-toan-cau-cua-ca-tap-doan-1-1744269254.jpg

Một vài điểm khiến tôi phải ngẫm:

- Thái Nguyên (SEVT): vẫn là nhà máy "khủng" nhất của Samsung về điện thoại. Doanh thu 24,2 tỷ USD, lợi nhuận 1,5 tỷ – dù lời có giảm nhẹ, nhưng vẫn là trụ cột.

- Bắc Ninh (SEV và SDV): Doanh thu đều tăng, nhưng lợi nhuận lại đi xuống. Đặc biệt Samsung Display (SDV) giảm tới 25% lãi, có vẻ mảng màn hình không còn "thơm" như xưa.

- TP.HCM (SEHC): Doanh thu tăng mạnh nhất (14%), nhưng lại lời ít nhất (280 triệu USD). Nhìn vô cũng hơi tiếc, nhưng cũng là dấu hiệu mảng thiết bị gia dụng đang được đẩy lên.

Tổng kết sơ sơ, 4 nhà máy mang về 60 tỷ USD, chiếm hơn 25% tổng doanh thu toàn Samsung. Một con số cho thấy Việt Nam không còn chỉ là nơi đặt nhà máy, mà là một mắt xích không thể thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

samsung-chi-rieng-4-nha-may-o-viet-nam-da-mang-ve-60-ty-usd-doanh-thu-tuc-hon-14-tong-doanh-thu-toan-cau-cua-ca-tap-doan-1744269218.jpg

Cá nhân tôi thấy Samsung đang đặt cược lớn vào Việt Nam, hơn 23,2 tỷ USD đầu tư rồi, mỗi năm còn hứa rót thêm 1 tỷ nữa. Gần 50% điện thoại Samsung trên toàn thế giới được lắp ráp ở Việt Nam, bạn hiểu vì sao tôi gọi đây là “cứ điểm chiến lược” rồi đó.

Từ một quốc gia "lắp ráp thuê", bây giờ Việt Nam có trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á của Samsung (SVMC Hà Nội), đang nghiên cứu vi mạch, phần mềm, AI, đủ thứ công nghệ cao. Tôi thật sự thấy tự hào khi thấy Việt Nam không chỉ làm gia công mà còn dần bước vào sân chơi trí tuệ và đổi mới sáng tạo.

Và nếu bạn hỏi tôi điều gì đáng kỳ vọng?

Chính là vị trí của Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển. Sau dịch bệnh, sau căng thẳng địa chính trị, nhiều tập đoàn lớn muốn tìm nơi ổn định, an toàn, chi phí hợp lý, và Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao sáng.

Samsung chỉ là một ví dụ. Còn nhiều cái tên lớn đang dịch chuyển dây chuyền, R&D, và trung tâm sản xuất về đây. Nếu Việt Nam biết nắm bắt, đầu tư bài bản vào hạ tầng, giáo dục và công nghệ, thì tôi tin tương lai sẽ không dừng lại ở “công xưởng” châu Á nữa, mà là trung tâm công nghệ cao thật sự.

Bạn thấy Việt Nam mình đang “làm thuê” hay “làm chủ” trong sân chơi toàn cầu này? Tôi thì thấy VN đang chuyển mình mạnh mẽ rồi đó!