Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm từ ACV
Dự án: Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA) Giai đoạn 1.
*Thời điểm vận hành: Dự kiến khai thác thương mại trong nửa đầu năm 2026.
*Hạ tầng kết nối:
- Cao tốc TP.HCM Long Thành sẽ được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, khởi công ngày 19/08/2025 và dự kiến thông xe vào tháng 09/2026.
- Đang tiến hành nghiên cứu các tuyến đường sắt kết nối TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) và LTA.
* Thời gian hoàn vốn dự kiến 14 năm
*Chiến lược chuyển đổi hành khách:
- Dự kiến chuyển 80 đén 85% hành khách quốc tế và 10 đến 15% hành khách nội địa từ TSN (sân bay Tân Sơn Nhất) sang LTA.
- Tương đương 15 đến 16 triệu khách quốc tế và 5 triệu khách nội địa, gần đầy 80–85% công suất Giai đoạn 1 của LTA.
Thách thức quan trọng, điểm nghẽn:
- Kết nối hiện tại chủ yếu dựa vào các tuyến đã quá tải như cao tốc TP.HCM–Long Thành–Dầu Giây, QL1, QL51. Các tuyến quan trọng như Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu hay Bến Lức–Long Thành vẫn đang xây dựng, tạo điểm nghẽn giao thông.
- Việc di chuyển giữa TSN và LTA mất từ 2 đến 5 tiếng tùy tình trạng giao thông, làm giảm hấp dẫn đối với hành khách và khiến các hãng bay không mặn mà mở thêm tuyến đến LTA.
Dù vậy thì LTA vẫn có ý nghĩa rất lớn.
Sân bay Long Thành không chỉ là dự án hạ tầng giao thông mà còn là “cực tăng trưởng mới” cho khu vực, quy hoạch theo mô hình TOD
TOD là cách quy hoạch mà mọi thứ: nhà ở, văn phòng, cửa hàng, dịch vụ đều được xây dựng xoay quanh các tuyến giao thông công cộng lớn, ví dụ như ga metro, ga tàu, bến xe trung chuyển.
Mục tiêu là: Người dân sống, làm việc, tiêu tiền và đi lại đều nằm trong phạm vi dễ tiếp cận bằng tàu, xe điện, metro, chứ không phụ thuộc vào xe máy hay ô tô cá nhân.